Skip to content

RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

     1. Rủi ro trong đầu tư là gì?

     Rủi ro là việc xảy ra trong tương lai không được như mong muốn của nhà đầu tư và nó gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Rủi ro là một phần của đầu tư và việc hiểu rủi ro là rất quan trọng cho Nhà đầu tư để nắm được tinh thần và có hướng đi đúng hơn. Do đó, nhà đầu tư cần phải nghiên cứu, cân nhắc trước khi thực hiện các quyết định đầu tư.


     2. Trong các lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư thường hay gặp rủi ro nhất trong lĩnh vực nào?

     Rất khó khi xác định lĩnh vực nào hay gặp rủi ro nhất. Bởi các ngành khác nhau có rủi ro khác nhau, thậm chí một công ty cũng có nhũng rủi ro đặc thù. Theo quan điểm của Hanoilaw Firm, lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất là đầu tư vào Xây dựng, Chứng khoán, bất động sản. Bởi các lĩnh vực này thường dao động thất thường và khi đã giao động thì một là lãi rất lớn, hai là thiệt hại vô cùng nhiều.

     3. Vậy nhà đầu tư thường sẽ gặp phải những rủi ro gì và rủi ro này xuất phát từ đâu?

      Khi đầu tư, dù là đầu tư vào ở đâu, lĩnh vực nào thì cũng sẽ gặp những rủi ro nhất định. Tùy vào lĩnh vực đầu tư sẽ có những rủi ro điển hình của lĩnh vực đó, cho dù có dự liệu trước cũng khó mà tránh khỏi những rủi ro này và thường đầu tư với lợi nhuận tiềm năng càng cao sẽ có độ rủi ro càng lớn.

      Cụ thể:

     – Rủi ro biến động thị trường: Đây là rủi ro ảnh hưởng đến hầu hết các nhà đầu tư và cũng là rủi ro khó kiểm soát nhất. Vì môi trường đầu tư luôn bất biến, nếu thiếu tính toán thì nhà đầu tư có thể mất tiền vĩnh viễn hoặc chỉ mất tiền tạm thời. Bởi khi đầu tư, nhà đầu tư thường chỉ tìm hiểu xem môi trường đầu tư đó có thuận lợi không và chính sách của Nhà nước mà quên rằng đó chỉ là những thuận lợi của nhà đầu tư, thuận lợi chưa chắc đã đạt được thành công.

     Biến động thường được so sánh giống như đi tàu lượn siêu tốc nhưng hãy nhớ là có một khác biệt quan trọng: Khi một chuyến tàu lượn siêu tốc kết thúc, nhà đầu tư sẽ trở lại nơi mà họ đã bắt đầu.

     – Rủi ro lạm phát:

     Rủi ro lạm phát xuất hiện khi sự tăng giá hàng hóa và dịch vụ mà sẽ dẫn đến mất cân bằng cung cầu. Khi nói đến lạm phát, nhà đầu tư nào cũng bị ảnh hưởng, Giá của những gì mọi người mua sẽ đắt lên và nhà đầu tư không thể chạy trốn, nhưng họ có thể thực hiện các chiến lược để giảm ảnh hưởng của lạm phát.

     – Rủi ro lỗi thời

     Lỗi thời là rủi ro kinh doanh khi một doanh nghiệp, nhà đầu tư không đổi mới và cải tiến. Rất ít doanh nghiệp tồn tại đến 100 năm, và trong số rất ít đó không một doanh nghiệp nào còn giữ lại quy trình kinh doanh từ ngày đầu thành lập. Nguy cơ lỗi thời lớn nhất xuất hiện khi một doanh nghiệp khác có thể sản xuất sản phẩm tương tự, thậm chí mẫu mã và sản phẩm còn chất lượng hơn với giá rẻ hơn. Do đó, doanh nghiệp cần phải luôn sáng tạo trong đầu tư, giữ lại những gì phù hợp và tiếp nhận những chiến lược hiện đại để thúc đẩy lợi nhuận tăng cao.

     => Những rủi ro trên khiến mục tiêu, tinh thần và vốn của nhà đầu tư luôn bất ổn, có đôi khi nhà đầu tư rất khó định hình để đưa ra những chiến lược mang tính quyết định. Ví dụ như:

     – Khi nhu cầu tiêu thụ của thị trường tăng, đồng thời gá thành sản phẩm tăng theo làm cho nhà đầu tư hào hứng nghĩ rằng thị trường đã đạt mức tăng ổn định mới, trong khi đó là lúc thị trường tạo đỉnh, tức là giá trị sản phẩm và nhu cầu thụ đạt cực đại.

     – Hoặc là khi nhu cầu thị trường và giá trị sản phẩm có xu hướng giảm, nhà đầu tư cho rằng nó giảm theo chu kỳ nhưng không may, càng ngày càng giảm và khó ổn định ở một mức, khi đó nhà đầu tư sẽ tiếc nuối vì không nắm bắt được thị trường nên hoạt động không thể sinh lợi, thậm chí còn lỗ vốn.

     Nguyên nhân của rủi ro có rất nhiều. Nguyên nhân khách quan là do môi trường đầu tư luôn biến động, nguyên nhân chủ quan là do chính sách, kế hoạch của nhà đầu tư chưa tốt. Nhìn chung, khi tham gia vào thị trường các nhà đầu tư không thể tránh né được rủi ro. Rủi ro luôn đi kèm với một khoản lợi nhuận thỏa đáng, do đó, để gia tăng giá trị tài sàn của mình, nhà đầu tư cần phải chấp nhận một mức rủi ro tương xứng để đổi lấy mức lợi nhuận mong muốn và phải xây dựng kế hoạch, chiến lượt thật tốt.

     4. Cách thức quản lý rủi ro của nhà đầu tư

     Để quản lý rủi ro tốt cần xuất phát từ hai phía, đó là phía nhà đầu tư và Nhà nước. Cụ thể:

      – Về phía nhà đầu tư thì cần xây dựng chiến lược đầu tư và tham vấn ý kiến của các chuyên gia để giảm thiểu rủi ro.

     + Thay đổi danh mục đầu tư. Nhà đầu tư cần linh hoạt trong danh mục đầu tư và danh mục đầu tư cần phải đa dạng, không nên chỉ chú trọng vào 1 lĩnh vực.

     + Học hỏi từ lịch sử thị trường. Một trong những cách để thành công và đỡ gian truân nhất đó là học hỏi từ lịch sử, từ kinh nghiệm của thế hệ đi trước, nhìn vào lịch sử thị trường có thể giúp nhà đầu tư tạo ra kỳ vọng thực tế về khoản đầu tư của bạn. Biến động giá có thể xảy ra hàng năm, nhưng thực tế là nó sẽ không lặp lại trong thời gian dài.   + Xác định thời gian đầu tư: Tại sao cần xác định thời gian đầu tư? Các nhà đầu tư thành công luôn xác định thời gian đầu tư trước khi thực hiện. Vì xác định thời gian đầu tư rõ ràng sẽ giúp nhà đầu tư quyết định nên lựa chọn đầu tư vào đâu để phù hợp với mục tiêu.

    + Nhà đầu tư cần có chuyên gia, Luật sư giỏi về pháp luật kinh tế song hành cùng họ. Bởi đây là những nhà quản lý được rủi ro tốt nhất. Cổ nhân ta đã có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, do đó nhà đầu tư cần có những Luật sư giỏi tham mưu cho họ phòng tránh những rủi ro, đừng để tình trạng xảy ra thiệt hại, rủi ro rồi mời tham vấn ý kiến của Luật sư.

     – Về phía Nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã thực hiện những chính sách và biện pháp để hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư như:

     + Ngày 26/4/2016, Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã phối hợp tổ chức tọa đàm “Giải pháp giảm thiểu rủi ro cho các dự án đầu tư tại Việt Nam”. Theo bà Karin Finkelston, Phó Chủ tịch MIGA, việc tăng cường các chính sách bảo lãnh cho các dự án đầu tư cũng như các tổ chức, công ty bảo lãnh khác sẽ giúp các dự án đầu tư tại Việt Nam tránh được các rủi ro trong chuyển đổi ngoại tệ và nội tệ, khắc phục những hạn chế trong luân chuyển vốn ra nước ngoài, hạn chế những rủi ro khi phá vỡ hợp đồng.

     Ngoài việc thúc đẩy nhận được bảo lãnh từ Bộ Tài chính, việc hợp tác bảo lãnh với các cơ quan, tổ chức quốc tế là cách để tăng cường sự an toàn cho các dự án đầu tư tại Việt Nam cũng như tạo dựng niềm tin cho bạn bè quốc tế. Đồng thời, Nhà nước đang rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư; thực hiện cải cách thủ tục hành chính; ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với những điều ước quốc tế, hiệp định thương mại mà VN tham gia hoặc là thành viên.

BAN ĐẦU TƯ – HANOILAW FIRM

chuyên viên phụ trách: Phạm Thị Lợi – 0164 855 1865

Giám đốc điều hành: Ls. Phạm Văn Khánh – 0912 518 062

 


Bài cùng chuyên mục

  • Thẻ tạm trú cho người nước ngoài là nhà đầu tư góp vốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam (18/12/2016)
  • Mở rộng cơ hội đầu tư (18/12/2016)
  • Chính sách ưu đãi đầu tư và những hiệu quả (13/12/2016)
  • CƠ HỘI TỪ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ (09/12/2016)
  • CƠ HỘI ĐẦU TƯ TỪ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI CỦA CHÍNH PHỦ (08/12/2016)
  • LỰA CHỌN LĨNH VỰC ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ (05/12/2016)
  • Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài về y tế (04/12/2016)
  • Điều kiện của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản (02/12/2016)
  • LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ (29/11/2016)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *