Skip to content

THẾ NÀO LÀ HÀNH VI VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ?

THẾ NÀO LÀ HÀNH VI VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ?

Hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ pháp lý đầu tiên để áp dụng đối với bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế. Nói cách khác, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên vi phạm. Vi phạm hợp đồng có thể là vi phạm những thỏa thuận/cam kết đã ghi trong hợp đồng hoặc vi phạm các quy định của pháp luật về nội dung của hợp đồng. Nhìn chung, hành vi vi phạm hợp đồngtùy vào pháp luật mỗi nước lại được tiếp cận theo một cách riêng.

– Bộ luật Dân sự Đức năm 1896 cho rằng vi phạm hợp đồng tức là chậm thực hiện nghĩa vụ và không thể thực hiện được nghĩa vụ.

– Điều 11 Luật mua bán hàng hóa năm 1979 của Anh quy định nội hàm của vi phạm hợp đồng khá hẹp, theo đó chỉ không thực hiện phần quan trọng của hợp đồng mới là vi phạm: “người bán không thực hiện bất kỳ phần quan trọng nào của hợp đồng mua bán là vi phạm hợp đồng…”.

– Theo Điều 107 Luật hợp đồng Trung Quốc năm 1999 thì: “Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc thực hiện không phù hợp thì phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng”. Điều này nghĩa là Luật hợp đồng Trung Quốc năm 1999 coi vi phạm hợp đồng bao gồm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng.

Do có nhiều cách giải thích vi phạm hợp đồng như vậy nên với vai trò là luật quốc tế thống nhất về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, CISG đã tiếp cận khái niệm này theo góc độ chung nhất để dung hòa sự khác nhau giữa các hệ thống pháp luật. Theo đó, vi phạm hợp đồng bao gồm tất cả các hành vi không tuân thủ quy định của hợp đồng như không thực hiện nghĩa vụ, chậm thực hiện nghĩa vụ, thực hiện không đầy đủ hoặc không phù hợp[1].

Khác với CISG, PICC và PECL không sử dụng thuật ngữ “vi phạm hợp đồng” mà sử dụng thuật ngữ “không thực hiện hợp đồng” thay thế:

– Điều 7.1.1 PICC quy định: “Không thực hiện hợp đồng là việc một bên không thực hiện một nghĩa vụ nào đó phát sinh từ hợp đồng, kể cả việc thực hiện hợp đồng đúng hay chậm trễ”.

– Điều 1.301 PECL quy định “không thực hiện hợp đồng”bao gồm thực hiện chậm, thực hiện không đúng và không hợp tác để làm cho hợp đồng có hiệu lực”.

Như vậy, “không thực hiện hợp đồng”trong PICC và PECL là một thuật ngữ có nội hàm rộng, bao gồm cả hình thức thực hiện không đầy đủ hợp đồng và thực hiện không đúng hợp đồng.So với vi phạm hợp đồng quy định trong CISGthì hình thức của “không thực hiện hợp đồng” trong PICC và PECL có phạm vi hẹp hơn.

Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa vi phạm hợp đồng tại khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005: “vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này”.Theo đó, vi phạm hợp đồng được hiểu là không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.So với khái niệm vi phạm hợp đồng của Luật hợp đồng Trung Quốc năm 1999, khái niệm này trong Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam có bổ sung thêm hình thức “thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ”.Nếu so với các văn bản pháp luật quốc tế kể trên thì cách định nghĩa vi phạm hợp đồng của Luật Thương mại Việt Nam nhìn chungcó sự tương thích khá lớn.

Từ sự so sánh trên, dễ thấy thuật ngữ “vi phạm hợp đồng” được giải thích theo khá nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào hệ thống pháp luật. Thêm vào đó, quan hệ hợp đồng thương mại ngày càng phức tạp hơn, các hành vi vi phạm ngày càng diễn ra với nhiều biến thể hơn, nên việc đánh giá hành vi của một bên có phải hành vi vi phạm hợp đồng thương mại thương mại quốc tế là việc không đơn giản. Để đưa ra được kết luận chính xác, các bên cần bám sát thỏa thuận trong hợp đồng cũng như các quy định của pháp luật điều chỉnh cho hợp đồng thương mại quốc tế đó.

 

 


[1]Chengwei Liu, The concept of fundamental breach:perspectives from the cisg, unidroit principles and PECL and case law, 2nd edition,2003, p.18.


Bài cùng chuyên mục

  • SỰ LIÊN KẾT CỦA NHÓM CÔNG TY Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (05/09/2017)
  • KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (30/08/2017)
  • Thành lập công ty hợp danh có yếu tố nước ngoài (27/08/2017)
  • Điều kiện để thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (21/08/2017)
  • Cách để nhà đầu tư chuyển lợi nhuận về nước khi (21/08/2017)
  • Thành lập công ty TNHH có vốn nước ngoài tại Việt Nam (20/08/2017)
  • Những khó khăn khi thành lập doanh nghiệp có người nước ngoài góp vốn và giải pháp (05/08/2017)
  • Thủ tục thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nhanh gọn, hiệu quả (20/07/2017)
  • Lưu ý khi tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (20/07/2017)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *