Skip to content

Các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

 

      Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, bản thân nó đã chứa đựng những vấn đề tình huống có thể phát sinh không thể dự kiến. Do vậy, trong mỗi hợp đồng, doanh nghiệp cần phải bổ sung cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế một cơ sở pháp lý cụ thể bằng cách lựa chọn nguồn luật áp dụng. Có rất nhiều nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như: luật nước người bán, luật nước người mua, luật của bất kỳ một nước thứ 3 nào hoặc điều ước quốc tế hoặc tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ. Tuy nhiên doanh nghiệp cần lựa chọn nguồn luật nào thích hợp nhất để bảo vệ được quyền lợi của mình?

* Nguồn luật quốc gia.

      Nguồn luật quốc gia được áp dụng cho hợp đồng trong nếu:

      – Trong hợp đồng quy định. Chẳng hạn như khi các bên thỏa thuận “ Mọi vấn đề không được quy định hoặc quy định không đầy đủ trong hợp đồng này sẽ được giải quyết theo luật Việt Nam” thì khi tranh chấp phát sinh, các bên và tòa án sẽ áp dụng theo luật Việt Nam để giải quyết.

     – Khi tòa án hoặc trọng tài quyết định: Khi tranh chấp xảy ra, nếu các bên không có thỏa thuận về luật điều chỉnh thì Hội đồng Trọng tài sẽ quyết định.

* Lựa chọn tập quán thương mại.

      Tập quán thương mại là những thói quen, phong tục về thương mại được nhiều nước áp dụng và áp dụng một cách thường xuyên với nội dung rõ ràng để dựa vào đó xác bên xác định quyền và nghĩa vụ với nhau. Hiện nay tập quán thương mại quốc tế bao gồm:

      – Tập quán thương mại quốc tế chung: là tập quán thương mại được nhiều quốc gia công nhận và áp dụng ở nhiều nơi và nhiều khu vực trên thế giới như: INCOTERM năm 2010, UCP 500 do ICC ban hành đưa ra các quy tắc để thực hành thống nhất về thư tín dụng.

      – Tập quán thương mại địa phương được áp dụng ở từng nước, từng khu vực hoặc từng cảng. Ví dụ: ở Hoa Kỳ có điều kiện cơ sở giao hàng FOB (trong định nghĩa ngoại thương của Mỹ sửa đổi năm 1941), có 6 loại FOB. Chẳng hạn, với FOB người chuyên chở nội địa quy định tại điểm khởi hành nội địa quy định (named inland carrier at named inland point ofdeparture), người bán chỉ có nghĩa vụ đặt hàng hóa trên hoặc trong phương tiện chuyên chở hoặc giao cho người chuyên chở nội địa để bốc hàng.

* Điều ước quốc tế.

      Một khi tranh chấp phát sinh trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà vấn đề liên quan đến tranh chấp không được quy định hoặc quy định không đầy đủ thì các bên có thể dựa vào điều ước quốc tế về kinh doanh thương mại.

     – Điều ước quốc tế song phương như Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Việt Nam – Nhật Bản, có thể là đa phương như Hiệp định GATT, GATS trong khuôn khổ WTO, Hiệp định TPP, FTA…. Những điều ước quốc tế này không điều chỉnh các vấn đề về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể của các bên trong hợp đồng kinh doanh quốc tế mà chỉ nêu những nguyên tắc pháp lý có tính chất chỉ đạo như nguyên tắc đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc… nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế.

     – Điều ước quốc tế trực tiếp điều chỉnh những vấn đề liên quan đến quyền hạn, nghĩa vụ, và trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng kinh doanh quốc tế. Loại điều ước quốc tế này có vai trò giúp các bên có thể giải quyết được tranh chấp cụ thể đã phát sinh từ hợp đồng ký kết. Ví dụ, Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, Công ước Hamburg năm 1978 của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển…

BAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ – HANOILAW FIRM

Chuyên viên phụ trách: Trương Thị Thương – 0965.638.141

Luật sư tư vấn: Ls. Phạm Văn Khánh – 0912.518.062

 


Bài cùng chuyên mục

  • May mắn lớn nhất của một doanh nghiệp (14/03/2017)
  • May rủi có ảnh hưởng đến doanh nghiệp? (14/03/2017)
  • XIN CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ VIỆC LÀM (02/03/2017)
  • Giấy phép cung cấp dịch vụ Viễn Thông (21/02/2017)
  • Cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú (13/02/2017)
  • Giấy phép hoạt động ngành in (09/02/2017)
  • Cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ xoa bóp (02/02/2017)
  • Cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu (30/01/2017)
  • Giấy phép sản xuất thuốc lá (24/01/2017)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *