Skip to content

Biện pháp hạn chế tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Biện pháp hạn chế tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

      Để tránh những xung đột có thể xảy ra trong tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, doanh nghiệp cần phải lưu ý các vấn đề sau:

1. Xác định rõ nguồn luật điều chỉnh trong hợp đồng.

     Vì các bên tham gia giao kết hợp đồng thương mại quốc tế thường có trụ sở hoặc quốc tịch ở các nước khác nhau, do vậy nếu không có sự thỏa thuận trước nguồn luật áp dụng thì khi xảy ra mâu thuẫn hay tranh chấp gì thì khó có thể giải quyết. Các bên có thể thỏa thuận áp dụng luậtcủa nước người bán hoặc người mua, áp dụng luật nơi ký kết hợp đồng hoặc thực hiện hợp đồng.

Lưu ý: Trong trường hợp hợp đồng đã được ký kết nhưng các bên chưa có sự thỏa thuận về nguồn luật áp dụng thì có thể ký thêm biên bản bổ sung nguồn luật áp dụng.

     – Điều khoản luật áp dụng phải ghi rõ ràng, cụ thể và nên lựa chọn áp dụng luật nước nào quen thuộc nhất và dễ áp dụng nhất.

2. Quy định về nội dung của hợp đồng.

    – Nội dung của hợp đồng phải ghi rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, đặc biệt là cần phải chú ý đến điều khoản về chế tài xử lý vi phạm hợp đồng để đề phòng khi có một bên vi phạm hợp đồng sẽ có cơ sở để xử lý.

3. Khi có hành vi vi phạm cần phải xác định rõ tính chất của hành vi đó, tránh “hấp tấp làm liều”.

     Việc xác định tính chất của hành vi vi phạm sẽ giúp doanh nghiệp áp dụng được đúng và đủ các chế tài cần thiết để đảm bảo quyền lợi của mình trong cả trường hợp bị vi phạm hay vi phạm hợp đồng thương mại, tránh trường hợp xác định sai dẫn đến thiệt hại về tài sản và có thể mất đi một đối tác làm ăn. Trong hợp đồng, các bên có thể vi phạm cơ bản[1] hoặc vi phạm không cơ bản. Tùy vào mức độ vi phạm mà chế tài xử lý cũng khác nhau. Một trong những chế tài mà các bên có thể áp dụng khi vi phạm cơ bản là hủy hợp đồng.

4. Khi tranh chấp xảy ra nên lựa chọn cơ quan giải quyết phù hợp.

     Hiện nay có rất nhiều phương thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án. Tuy nhiên, khi tranh chấp phát sinh, hầu hết các doanh nghiệp lại tự thương lượng mà chưa quan tâm đến hòa giải, nếu không thể thương lượng, đưa ra được tiếng nói chung thì chuyển ngay sang giai đoạn khởi kiện. Động thái khởi kiện mà bỏ quan giai đoạn hòa giải là bước đi vội vàng bởi điều này không những không giải quyết được mâu thuẫn mà vô tình đã đẩy tranh chấp đi quá xa chỉ để đạt được cái mà lẽ ra có thể đạt được nếu tranh chấp được giải quyết bằng con đường hòa giải thông quan một bên trung gian.

BAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ – HANOILAW FIRM

Chuyên viên phụ trách: Trương Thị Thương – SĐT: 0965.638.141

Luật sư tư vấn: Ls.Phạm Văn Khánh – SĐT: 0912.518.062

 


[1] Khoản 3 Điều 13 Luật Thương mại 2005


Bài cùng chuyên mục

  • HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG (06/09/2017)
  • Kỹ năng của hòa giải viên sau khi kết thúc phiên hòa giải (27/08/2017)
  • Trung thực chứ không phải là sự “thật thà” của một cô gái mới lớn (24/02/2017)
  • Các biện pháp giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (03/01/2017)
  • TRANH CHẤP TRONG ĐẦU TƯ – CÁCH PHÒNG TRÁNH (30/12/2016)
  • Một số tội mà doanh nhân, doanh nghiệp dễ mắc (22/08/2016)
  • Vụ việc tòa nhà Lancaster mà Hanoilaw tham gia ( theo VOV1) (08/06/2016)
  • Thủ tục giải quyết tranh chấp về Sở hữu trí tuệ của WTO (20/12/2015)
  • Lợi ích của doanh nghiệp khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (14/12/2015)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *