Skip to content

Các biện pháp bảo vệ Nhãn hiệu

Các biện pháp bảo vệ Nhãn hiệu

    Đối với những Nhãn hiệu của các công ty nổi tiếng, có thể nói Nhãn hiệu là tài sản vô giá của doanh nghiệp. Do đó, tranh chấp là điều khó tránh khỏi, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một số biện pháp để bảo hộ nhãn hiệu của mình một cách hiệu quả nhất.


    1. Biện pháp tự bảo vệ

     Xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ tài sản được ghi nhận tại Điều 9 và Điều 198 SHTT 2005, sửa đổi bổ sung 2009.          

    – Biện pháp tự bảo vệ được tiến hành trước hết ở việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ xác lập quyền sở hữu công nghiệp hợp pháp đối với nhãn hiệu; giúp bảo vệ nhãn hiệu trước tình trạng sản xuất hàng giả, hàng nhái. Đồng thời, nó cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh.

    – Trong quá trình sử dụng nhãn hiệu sau khi đăng ký, doanh nghiệp có thể “áp dụng các biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm”. Đây là biện pháp được chủ sở hữu đối tượng SHTT tiến hành đơn phương nhằm phòng ngừa sớm hành vi xâm phạm, được quy định cụ thể hơn tại Điều 21.2 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 119/2010/NĐ-CP.

    + Đưa các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, Văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu, phạm vi, thời hạn bảo hộ và các thông tin khác về quyền sở hữu trí tuệ lên sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm thông báo rằng sản phẩm là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ và khuyến cáo người khác không được xâm phạm;

    + Theo dõi những nhãn hiệu trên thị trường. Nhãn hiệu của bạn sẽ được bảo hộ độc quyền, tuy nhiên việc xử lý các hành vi vi phạm phải dựa trên cơ sở yêu cầu của bạn do đó bạn cũng cần chú ý xem trên thị trường có sản phẩm nào xâm phạm nhãn hiệu của mình không để yêu cầu cơ quan chức năng xử lý.

    + Phát triển tên miền tương ứng. Tuy tên miền và nhãn hiệu mang ý nghĩa khác nhau nhưng việc loại bỏ những tên miền tương tự, dễ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu là một cách tốt để người truy cập không nhầm lẫn giữa các tên miền.

      Khi có cơ sở để cho rằng đối tượng SHTT được bảo hộ đang bị xâm phạm bởi một tổ chức/cá nhân nào đó, chủ sở hữu có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

      Biện pháp tự bảo vệ này cho thấy rõ nhất sự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ pháp luật. Nó thể hiện sự chủ động trong việc tự bảo vệ mà không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục hay cơ quan nào. Biện pháp tự bảo vệ có tính kinh tế cao nhất do tiết kiệm được thoài gian, chi phí tốn kém cho việc giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, nhược điểm của biện pháp này là không đảm bảo tính cưỡng chế vì vậy khó ngăn chặn được hành vi xâm phạm.

    2. Biện pháp của cơ quan nhà nước: hành chính, hình sự, dân sự

    –  Biện pháp hành chính: Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để xử lý những hành vi vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức theo nguyên tắc được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 04/2008/PL-UBTVQH12 và Nghị  định 97/2010/ NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

     + Ưu điểm: nhanh chóng, đơn giản và ít tốn kém.

     + Hạn chế: việc pháp luật quy định thẩm quyền xử lý vi phạm cho nhiều cơ quan dẫn tới tình trạng hoạt động chồng chéo, đôi khi không có cơ quan nào xử lý vi phạm.

     – Biện pháp dân sự: Chủ sở hữu có quyền khởi kiện tại Toà án hoặc trọng tài để yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm của bị đơn theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu nhãn hiệu hoặc cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc dân sự.

    + Ưu điểm: khả năng thực thi phán quyết cao

    + Hạn chế: thủ tục rườm rà, tốn kém; không bảo vệ được bí mật kinh doanh của doanh nghiệp

     – Biện pháp hình sự là hình thức xử phạt nghiêm khắc nhất dành cho các hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu; người xâm phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 226 trong bộ luật hình sự năm 2015.

     3. Kiểm soát biên giới

     Theo quy định pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan hải quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp kiểm suát hàng hóa xuất nhập khẩu để ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được bảo vệ hợp pháp.

     Mỗi thương hiệu đều có khả năng phát triển và nổi tiếng trên toàn thế giới, thương hiệu của bạn cũng vậy. Để tránh những tranh chấp không đáng có xảy ra, doanh nghiệp cần có những biện pháp bảo vệ nhãn hiệu thuộc sở hữu của mình một cách tốt nhất. Hãy chắc chắn rằng bạn đang thực hiện những bước đi đúng đắn trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển cho thương hiệu của mình. 

BAN ĐẦU TƯ – HANOILAW FIRM


Bài cùng chuyên mục

  • Điều kiện nhượng quyền thương mại? (28/04/2017)
  • Khi nào được coi là xâm phạm kiểu dáng công nghiệp (26/04/2017)
  • TẠI SAO CẦN HỢP ĐỒNG LI – XĂNG? (25/04/2017)
  • LƯU Ý KHI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ GIẢI PHÁP HỮU ÍCH (24/04/2017)
  • Tầm quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp (24/04/2017)
  • Những lưu ý để tránh bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ giải pháp hữu ích (21/04/2017)
  • Giải pháp hữu ích được bảo hộ khi nào? (21/04/2017)
  • Tranh chấp điển hình về giải pháp hữu ích (19/04/2017)
  • Những khó khăn và lưu ý khi đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích (19/04/2017)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *