Skip to content

Các tranh chấp Nhãn hiệu phố biến và các phòng tránh

Các tranh chấp Nhãn hiệu phố biến và các phòng tránh

    Ngày càng có nhiều nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ cũng đồng nghĩa với việc những vụ tranh chấp về nhãn hiệu xảy ra ngày càng phổ biến. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho quý vị một số tranh chấp nhãn hiệu phổ biến hiện nay và cách phòng tránh dành cho chủ sở hữu nhãn hiệu.      


    1. Những dạng tranh chấp nhãn hiệu phổ biến    

    – Thứ nhất, những tranh chấp về sở hữu trí tuệ có thể xảy ra trong quá trình tra cứu, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Tranh chấp trong quá trình xác lập quyền đối với nhãn hiệu thường phát sinh khi có nhiều nhãn hiệu trùng hoặc tương tự cùng có đơn yêu cầu bảo hộ, hoặc trên cơ sở có đơn yêu cầu của một bên thứ ba đối với cơ quan đăng ký xác lập quyền SHTT về việc phản đối đơn, chấm dứt hoặc hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ của một nhãn hiệu khác theo quy định của pháp luật

    – Thứ hai, những tranh chấp xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng thường là do cạnh tranh không lành mạnh. Đây là dạng tranh chấp nhãn hiệu xảy ra phổ biến nhất trên thực tế và tính chất cũng phức tạp hơn nhiều so với tranh chấp trong giai đoạn xác lập quyền. Thông thường, tranh chấp trong quá trình sử dụng nhãn hiệu xảy ra khi có sự vi phạm quyền độc quyền được xác lập cho nhãn hiệu đó mà không được sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc bất kỳ bên nhận chuyển giao quyền nào. Cụ thể:

     + Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng kí kèm theo nhãn hiệu đó; nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

    + Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kì, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

     VD: Vụ kiện giữa mì Hảo Hảo và mì Hảo Hạng, tranh chấp giữa Vifon và Thiên Hương…

     – Thứ ba, tranh chấp giữa nhãn hiệu với một số đối tượng sở hữu trí tuệ khác đã được bảo hộ như tên miền, tên thương mại…  

    – Thứ tư, tranh chấp trong quá trình lập kế hoạch phát triển sản phẩm tại các quốc gia, lãnh thổ khác liên quan đến việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với một đối tượng được bảo hộ tại quốc gia đó.

     2. Làm gì để không xảy ra tranh chấp?   

     – Các doanh nghiệp trước hết cần có sự tìm hiểu, chuẩn bị kỹ lưỡng; tra cứu đầy đủ các thông tin hoặc nhận tư vấn từ các chuyên gia, văn phòng luật sư trước khi đăng ký.

     – Khi thấy có nhãn hiệu giống hoặc tương tự nhãn hiệu mình muốn đăng ký mà đã được đăng ký trước rồi, hãy thay đổi nhãn hiệu của mình để đảm bảo khả năng phân biệt, vì nếu không thay đổi thì khả năng nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ là rất thấp; thậm chí nếu có được cấp rồi cũng vẫn có thể bị vướng vào tranh chấp và trong trường hợp đó bạn sẽ bị bất lợi do là người nộp đơn đăng ký sau.

    Khi nhãn hiệu đã được bảo hộ mà bị xâm phạm, doanh nghiệp cần:

    + Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

   + Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

    + Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

    + Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

 BAN ĐẦU TƯ – HANOILAW FIRM

 


Bài cùng chuyên mục

  • Điều kiện nhượng quyền thương mại? (28/04/2017)
  • Khi nào được coi là xâm phạm kiểu dáng công nghiệp (26/04/2017)
  • TẠI SAO CẦN HỢP ĐỒNG LI – XĂNG? (25/04/2017)
  • LƯU Ý KHI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ GIẢI PHÁP HỮU ÍCH (24/04/2017)
  • Tầm quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp (24/04/2017)
  • Những lưu ý để tránh bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ giải pháp hữu ích (21/04/2017)
  • Giải pháp hữu ích được bảo hộ khi nào? (21/04/2017)
  • Tranh chấp điển hình về giải pháp hữu ích (19/04/2017)
  • Những khó khăn và lưu ý khi đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích (19/04/2017)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *