Skip to content

Thủ tục thành lập kho ngoại quan, kho bảo quan và địa điểm thu gom hàng lẻ

Thủ tục thành lập kho ngoại quan, kho bảo quan và địa điểm thu gom hàng lẻ

    1. Điều kiện thành lập

     a. Đối với kho ngoại quan và kho bảo quan: Chỉ được thành lập tại địa bàn nơi có:

     – Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế;

     – Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan và các khu vực khác theo quy định của pháp luật.Khu vực đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước; địa bàn ưu đãi đầu tư; khu vực phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông, lâm, thủy sản sản xuất tập trung.

     – Kho ngoại quan được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng hệ thống tường rào, trừ kho nằm trong khu vực cửa khẩu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh.

     – Đối với Kho ngoại quan: phải có diện tích tối thiểu 5.000 m2, trong đó khu vực kho chứa hàng phải có diện tích từ 1.000 m2 trở lên. Đối với kho ngoại quan chuyên dùng để lưu giữ một hoặc một số chủng loại hàng hóa có yêu cầu bảo quản đặc biệt thì phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2 hoặc thể tích chứa hàng tối thiểu 1.000 m3. Riêng đối với kho ngoại quan nằm trong khu vực cảng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2. Bãi ngoại quan chuyên dùng phải có diện tích tối thiểu 10.000 m2, không yêu cầu diện tích kho.

     – Đối với kho bảo thuế: có diện tích kho tối thiểu 1.000 m2 và phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh.

     – Có phần mềm để Quản lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong kho ngoại quan theo từng mặt hàng, đối tượng mua hàng, tờ khai hải quan;

     – Có hệ thống ca-mê-ra Quan sát được các vị trí trong kho ngoại quan. Hình ảnh quan sát được vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ);

     Lưu ý: Đối với địa điểm thu gom hàng lẻ nằm trong khu vực cảng biển, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa sẽ được công nhận trong nội địa. Do đó doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục thành lập. Tuy nhiên, trước khi đưa vào hoạt động, doanh nghiệp phải thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý cảng biển; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa.

    b. Đối với kho bảo thuế

     – Có hệ thống sổ kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin để theo dõi, quản lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong kho;

     – Nằm trong khu vực cơ sở sản xuất của doanh nghiệp, được ngăn cách với khu vực chứa nguyên liệu, vật tư không được bảo thuế, được lắp đặt hệ thống ca-mê-ra giám sát đáp ứng chuẩn trao đổi dữ liệu của cơ quan hải quan để giám sát hàng hóa ra, vào kho bảo thuế.

    -> Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu từ 40 triệu USD trở lên được công nhận kho bảo thuế khi ó hoạt động xuất khẩu ít nhất 02 năm liên tục trở lên mà không vi phạm pháp luật về hải quan và pháp luật thuế và Thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật.

    2. Hồ sơ thành lập

    – Văn bản đề nghị công nhận

    – Sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi. Ngoài ra, đối với kho ngoại quan cần thêm:

    – Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

    – 01 bản sao chứng thực Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng kho ngoại quan

    – Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp: 01 bản sao.

    – Quy chế hoạt động.

    -> Đây là bước quan trọng nhất và cũng là bước quyết định doanh nghiệp có được thành lập kho ngoại quan, kho bảo thuế hay địa điểm thu gom hàng lẻ hay không? Vướng mắc về hồ sơ pháp lý không đạt yêu cầu thì không thể thuyết phục được cơ quan nhà nước. Không một cơ quan nào, không một ai dám quyết định cho một đơn vị yếu và thiếu về tiềm lực thành lập một khu như vậy. Do đó, doanh nghiệp cần biết tham vấn ý kiến tư vấn của các Luật sư chuyên về pháp luật kinh tế để có những quyết định kịp thời và hiệu quả.

    – Nộp hồ sơ và nhận kết quả

     Doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Tổng cục Hải quan. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho, bãi. Kết thúc kiểm tra, cơ quan hải quan và doanh nghiệp ký biên bản ghi nhận nội dung kiểm tra.

     ->Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho, bãi, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định công nhận kho ngoại quan hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.

BAN ĐẦU TƯ – HANOILAW FIRM

Chuyên viên phụ trách: Phạm Thị Lợi – 0164 855 1865

Giám đốc điều hành: Ls. Phạm Văn Khánh – 0912 518 062

 

 


Bài cùng chuyên mục

  • Dịch vụ Kế toán – Thuế (11/01/2017)
  • Điều kiện giao hàng theo Incoterms (P2) (30/10/2016)
  • Điều kiện giao hàng theo Incoterms (P1) (30/10/2016)
  • Điều kiện để hàng hóa được xuất nhập khẩu (27/10/2016)
  • Lưu ý khi khai báo Hải quan (27/10/2016)
  • Chế độ ưu tiên dành cho doanh nghiệp (24/10/2016)
  • Nộp thuế hải quan (23/10/2016)
  • Khai hải quan và Khai bổ sung hải quan (21/10/2016)
  • Thủ tục Hải quan đối với Hàng hóa Xuất nhập khẩu tại Khu phi thuế quan (20/10/2016)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *